Máy tạo oxy cho gia đình dùng trong trường hợp nào ?

Máy tạo oxy cho gia đình là một thiết bị y tế lấy trực tiếp không khí từ xung quanh, qua hệ thống lọc loại bỏ những chất độc hại, khí trơ, cho ra oxy tinh khiết có nồng độ trên 90% gọi là oxy y tế. Loại chất cần thiết cho những bệnh nhân bị đột quỵ, nằm liệt giường, bệnh suy tim, suy phổi … Sử dụng máy tạo oxy cá nhân không cần dùng tới oxy hóa hay bình oxy. Đáp ứng cho nhu cầu thở oxy tại nhà.

Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy

Hàm lượng oxy chiếm khoảng 21% trong không khí tự nhiên, còn lại là nitơ và các khí khác. Máy tạo oxy sẽ hút khí tự nhiên vào, lọc bỏ khí nitơ và các khí còn lại giữ lại khí oxy cung cấp oxy qua dây dẫn. Trong máy tạo oxy thường sẽ dùng các hạt zeolite để hấp thụ khí nitơ.

Không khí được đưa vào máy nén khí. Khí sau khi nén sẽ đi qua hệ thống van 4 chiều, hệ thống này đưa không khí nén vào bình, đồng thời đẩy nito do hạt Zeolite giữ lại, còn oxy được đẩy vào bình tích áp.

Không khí được bơm vào bình với 1 áp suất thích hợp. Khi giảm đến một áp suất nhất định, van sẽ đóng đường nạp oxy và xả khí Nito vừa hấp thu ra ngoài để tái tạo hóa chất.

Cứ như vậy không khí nén được đưa qua hệ thống van và bình lọc, tạo ẩm để đưa oxy ra cho bệnh nhân sử dụng, một phần được trích lại qua sensor oxy để theo dõi hàm lượng oxy nếu thấp quá 60% sẽ được máy báo động để sửa chữa hoặc thay hạt lọc…

Sau khoảng thời gian sử dụng (khoảng 5-7.000 giờ tùy hãng) .Máy phải kiểm tra, bảo dưỡng đường ống và thay thế hạt Zeolite định kỳ để đảm bảo tỷ lệ oxy đạt tiêu chuẩn.

Các hình thức thở oxy

Có hai hình thức thở oxy, đó là:

  • Thở bằng ống thông qua mũi : Hình thức sử dụng oxy hít qua đường mũi sẽ giúp hạn chế được việc nồng độ oxy bị loãng.
  • Thở bằng mặt nạ: Được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi bệnh nhân có tổn thương mũi, họng hay cần cung cấp một lượng oxy nồng độ cao. Phương pháp này không được sử dụng cho bệnh nhân khó thở mãn tính, bị hen phế quản.

Trường hợp nào cần sử dụng máy tạo oxy cho gia đình

  • Trường hợp giảm huyết áp động mạch, giảm lượng máy tới các bộ phận như suy tim, sốc, mất máu nhiều,..
  • Các bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh lý của huyết cầu tố
  • Rối loạn hô hấp tế bào.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh thiếu oxy

  • Những thay đổi màu sắc da: Da từ hồng hào chuyển sang xanh xao, nhợt nhạt.
  • Cảm thấy khó thở khi dùng sức đối với việc nhẹ hoặc thậm chí là nghỉ ngơi
  • Rối loạn thần kinh, nhức đầu giảm trí nhớ, buồn nôn hoa mắt.
  • Rối loạn thính giác, nghe kém, ù tai, tim đập nhanh.

Những đối tượng cần sử dụng máy thở oxy

  • Bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính
  • Bệnh ung thư phổi
  • Người già lớn tuổi bị hen
  • Bệnh nhân suy hô hấp không nằm tại bệnh viện.

Những lưu ý khi sử dụng máy thở oxy

Liều lượng và thời gian sử dụng máy thở oxy gia đình

Để sử dụng máy thở oxy cá nhân tại nhà trước tiên cần hỏi qua ý kiến bác sĩ, mua đúng máy theo nhu cầu và điều chỉnh mức độ oxy vừa phải để giúp oxy đi vào động mạch phồi, trung hòa với máu và giúp đến các tế bào trong cơ thể.

Chỉ nên dùng máy thở oxy khi người bệnh mệt, khó thở, không thể hô hấp bình thường. Sau khi qua cơn khó thở thì nên ngưng sử dụng máy để hít thở không khí bình thường.Tránh làm dụng thở bằng máy oxy 100% có thể gây ra ngộ độc oxy, dẫn đến tính mạng bệnh nhân.

Nếu oxy thay thế nito, oxy nhanh chóng hấp thụ vào máu và phế nang sẽ hẹp xuống. Các tiểu phế quản sẽ bị chai gây tổn thương hô hấp, chức năng phổi bị suy giảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987.014.436