Máy thở hoạt động như thế nào ?

Virus corona chủng mới gây ra đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 trên toàn cầu. Loại virus có tên SARS-CoV-2 này xâm nhập vào đường hô hấp khiến người bệnh khó thở, suy hô hấp. Máy trợ thở 2 chiều là một thiết bị giúp người bệnh hít thở khi không thể tự mình làm điều đó.

1. Máy thở là gì?

Ước tính cho đến nay có khoảng 6% người mắc COVID-19 diễn tiến nặng, và khoảng 1/4 người trong số này cần sử dụng máy trợ thở 2 chiều để thực hiện chức năng hô hấp. Những số liệu này vẫn đang tiếp tục thay đổi nhanh chóng khi dịch bệnh COVID-19 không ngừng lan rộng trên toàn cầu.

Dùng máy thở oxy, hay đặt nội khí quản là thủ thuật được chỉ định khi bệnh nhân không thể tự thở. Bác sĩ sẽ đặt một ống xuống cổ họng và vào khí quản của bệnh nhân để giúp không khí ra vào phổi dễ dàng hơn. Máy thở bơm không khí có thêm oxy, giúp bệnh nhân hít thở và loại bỏ carbon dioxide (CO2). Thông khí cơ học có tác dụng giữ cho mức oxy và CO2 của người bệnh luôn được ổn định.

Bác sĩ cũng thường gọi thiết bị này là máy thở cơ khí. Khác với mặt nạ phòng hơi độc – thiết bị dành riêng cho nhân viên y tế đeo khi chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm, máy thở là một thiết bị điện thường đặt ở đầu giường, có các ống kết nối với đường thở của bệnh nhân.

2. Máy thở hoạt động như thế nào?

2.1. Ở bệnh nhân COVID-19

Khi phổi của bệnh nhân hít vào và thở ra không khí bình thường, các tế bào sẽ lấy oxy cần thiết để tồn tại và loại bỏ carbon dioxide. Nhưng bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 sẽ “nhấn chìm” phổi của bệnh nhân trong chất lỏng, khiến họ bị ngạt thở.

Theo đó, máy trợ thở 2 chiều giúp bơm oxy vào cơ thể. Không khí đi qua một ống, vào miệng và xuống khí quản. Máy cũng có thể hỗ trợ thì thở ra, hoặc bệnh nhân sẽ tự làm điều đó nếu có khả năng.

Máy thở được bác sĩ thiết lập để thực hiện số lần thở nhất định trong mỗi phút, hoặc chỉ tự động kích hoạt khi nào người bệnh thực sự cần trợ thở. Trong trường hợp này, máy sẽ tự động thổi không khí vào phổi nếu bệnh nhân không thở được trong một khoảng thời gian nhất định.

2.2. Các trường hợp đặt nội khí quản

Các loại thuốc gây mê toàn thân được dùng trong khi phẫu thuật cũng có thể khiến bệnh nhân khó thở. Đặt nội khí quản cho phép thiết bị điện bên ngoài làm nhiệm vụ thở giúp bệnh nhân. Đây là lý do tại sao bác sĩ gây mê thường dùng máy thở oxy và đặt nội khí quản cho người chuẩn bị phẫu thuật.

Máy thở cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân bị chấn thương hoặc gặp phải vấn đề gây khó thở. Hơi thở cung cấp oxy mà mọi tế bào trong cơ thể đều cần. Nếu không nhận đủ O2, bệnh nhân sẽ bị bất tỉnh, tổn thương não và thậm chí là tử vong. Máy cũng hỗ trợ chiều thở ra, giúp loại bỏ CO2. Nếu để CO2 tích tụ trong máu sẽ gây nhiễm toan hô hấp và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Có trường hợp, ngay cả khi bệnh nhân thở được bình thường và nồng độ oxy trong máu là ổn định, bác sĩ vẫn chỉ định đặt nội khí quản bởi vì người bệnh đã bất tỉnh. Một căn bệnh hoặc chấn thương nghiêm trọng có thể khiến khả năng hô hấp nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn, hoặc làm suy yếu các phản xạ trong đường thở của bệnh nhân.

Bác sĩ cũng chỉ định dùng máy thở oxy và đặt nội khí quản nếu bệnh nhân cần phẫu thuật khẩn cấp có yêu cầu gây mê toàn thân. Trong trường hợp này, người bệnh nhân cần nhịn ăn để làm trống dạ dày. Thức ăn từ dạ dày có thể chảy ngược hoặc xâm nhập vào phổi nếu bệnh nhân nôn. Để tránh tình trạng này xảy ra, một ống khí thổi lên sẽ được lắp đặt để bịt kín đường thở từ dạ dày của người bệnh.

3. Quy trình đặt máy thở

Máy trợ thở 2 chiều không có tác dụng chữa được COVID-19 hoặc các bệnh khác gây ra vấn đề ở đường hô hấp của bệnh nhân. Thiết bị này chỉ giúp bệnh nhân sống sót qua cơn nguy kịch, cho đến khi người bệnh khỏe hơn và phổi có thể tự hoạt động.

Ngoại trừ những trường hợp hiếm gặp, bác sĩ thường cho bệnh nhân thuốc an thần hoặc gây mê hoàn toàn trước khi đặt ống vào. Một loại thuốc làm tê liệt đường thở cũng được sử dụng để tránh các phản xạ chống lại của cơ thể khi có vật là chèn ép vào, ví dụ như bịt miệng hoặc vật vã, giãy giụa.

Bệnh nhân có thể được cung cấp một ít oxy từ mặt nạ trong 2 – 3 phút trước khi thủ tục bắt đầu để tăng nồng độ O2 trong máu. Bệnh nhân nằm ngửa, hơi nghiêng đầu về phía sau. Bác sĩ sẽ đưa một ống thông có gắn đèn và camera vào miệng của bệnh nhân để quan sát đường thở qua màn hình video.

Sau đó, bác sĩ sẽ luồn ống vào giữa dây thanh âm và xuống khí quản của bệnh nhân, kết nối một phần đường thở với phổi. Khi ống đã nằm đúng vị trí, bác sĩ sẽ thổi phồng lên trên ống để niêm phong phần lớn đường thở từ dạ dày, nhằm giữ cho thức ăn không chảy ngược vào phổi nhưng không khí vẫn có thể qua được.

Nếu không gặp vấn đề trục trặc, quá trình này sẽ không kéo dài hơn 5 phút. Bác sĩ có thể cần kiểm tra nhịp thở của bệnh nhân thông qua ống nghe, theo dõi nồng độ CO2 hoặc chụp X-quang ngực.

Khi người bệnh đã ổn, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá hơi thở của bệnh nhân. Máy thở oxy vẫn được kết nối nhưng sẽ điều chỉnh thiết lập để bệnh nhân cố gắng tự thở. Đến lúc bệnh nhân có khả năng thở bình thường, bác sĩ sẽ rút các ống thở ra ngoài và tắt máy thở.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987.014.436