Thuốc tiêm tiêu trĩ linh
1. Khái niệm trĩ: Bệnh trĩ được tạo thành do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ
Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ nhưng người ta đã tìm được các yếu tố thuận lợi sau:
- Tư thế đứng: Bệnh trĩ hay gặp ở những người đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như nhân viên văn phòng, thợ may, … thực tế người ta thấy khi đứng áp lực tình mạch trĩ tăng lên nhiều so với khi nằm
- Rối loạn tiêu hóa: Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, …
- Tăng áp lực ổ bụng: Bệnh nhân suy tim, xơ gan, ho nhiều do viêm phế quản mạn tính…
- Chế độ ăn: Ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít rau xanh và hoa quả, uống ít nước,…
2. Phân loại trĩ
Trĩ phân ra làm 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
2.1 Trĩ nội: Hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ trong, gốc búi trĩ nằm phía trên đường lược, bao bọc cung quanh búi trĩ là niêm mạc, trĩ nội chia làm 4 độ:
- Độ 1: búi trĩ sa xuống dưới đường lược, nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
- Độ 2: trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đi đại tiện, sau tự co lên được
- Độ 3: trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đi đại tiện, làm việc nặng hoặc ngồi xổm. Phải dùng tay nhét vào hay phải nghỉ ngơi hồi lâu búi trĩ mới tụt vào
- Độ 4: trĩ gần như nằm ngoài ống hậu môn thường xuyên có nhét vào cũng tự tụt ra ngay.
2.2 Trĩ ngoại: Hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới da xung quanh lỗ hậu môn. Nằm ngoài ống hậu môn, bao bọc búi trĩ ngoại là da
2.3 Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội lúc dầu còn nhỏ nằm trên đường lược, sau to dần mô nâng đỡ và dây chằng Parks chùng ra, trĩ sa xuống hợp với trĩ ngoại thành trĩ hỗn hợp.
3. Triệu chứng bệnh trĩ
Cơ năng: lúc đầu thường không có triệu chứng. Về sau búi trĩ to ra có thể gặp triệu chứng.
- Đau: thường đau khi có biến chứng tắc mạch, sa nghẹt hoặc do co thắt các cơ, cũng có khi là do tổn thương nứt hậu môn đi kèm.
- Chảy máu: là triệu chứng có sớm và thường gặp. Có thể chảy máu nhỏ giọt, hay thành tia, hoặc có thể thấm giấy vệ sinh, máu màu đỏ tươi.
- Sa búi trĩ: gặp ở trĩ ngoài và trĩ nội bắt đầu từ độ 2.
- Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy cộm, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn.
4. Phương pháp tiêm teo trĩ bằng thuốc tiêu trĩ linh
Tiêm teo búi trĩ là tiến hành tiêm thuốc vào các búi trĩ ở lớp dưới niên mạc, thuốc này có tác dụng làm xơ mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ, làm búi trĩ không phát triển được và teo lại.
Giáo sư Shi Zhaoqi (sinh tháng 2 năm 1935, mất tháng 10 năm 2001) Shi Zhaoqi, cựu Trưởng Khoa Trực tràng hậu môn của Bệnh viện Quảng An Môn, Học viện nghiên cứu Y học cổ truyền Trung Quốc, đồng thời là một trong những người sáng lập Phân hội Trực tràng hậu môn của Hiệp hội Y học cổ truyền Trung Quốc. Đại biểu Đại hội toàn quốc lần thứ 13 và 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào những năm 1970 của thế kỷ 20, ông đã phát minh ra liệu pháp tiêm Tiêu Trĩ Linh bốn bước, và nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Nó đi tiên phong trong việc điều trị bệnh trĩ và các bệnh trực tràng hậu môn không cần phẫu thuật
5. Đánh giá lâm sàng thuốc tiêm tiêu trĩ linh
Trong khoảng thời gian 10 năm từ 1987 đến năm 1996, Giáo sư Shi Zhaoqi đã quan sát và điều trị cho 21.361 bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn III và IV và kết quả cho thấy tổng cộng 21.148 trường hợp (99,00%) đã được chữa khỏi và 203 trường hợp (0.95%) được cải thiện nhờ liệu pháp tiêm Tiêu Trĩ Linh