Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà có chính xác không?

. Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà có chính xác không?

Hầu hết các máy đo đường huyết tại nhà hiện nay đều không đảm bảo được khả năng chính xác đến 100%. Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả thử máu trong phòng thí nghiệm thì máy đo đường huyết vẫn có độ chính xác cao và chỉ xê dịch trong khoảng 3 – 5%.

Để đảm bảo được tình trạng sức khỏe, bên cạnh việc đo đường huyết tại nhà mỗi ngày bạn còn cần khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện. Máy đo đường huyết chỉ là thiết bị y tế hỗ trợ điều trị, người bệnh không được tự ý đưa ra biện pháp y tế nào dựa trên kết quả đo mà không có chỉ định từ bác sĩ.

2. Điều gì làm ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết được biết đến là sản phẩm có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản; các thao tác thực hiện cũng nhanh chóng, không rườm rà nên có thể phù hợp cho mọi đối tượng. Tuy nhiên nhiều người vẫn không thể nhận được kết quả đo chính xác chỉ vì những sai lầm cơ bản sau đây:

2.1 Các bệnh lý về máu và hồng cầu

Khi máy đo đường huyết trả kết quả không tương ứng với những dấu hiệu hay triệu chứng mà bạn đang gặp phải, nhiều người khá chủ quan nên không tiến hành đo lại hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người bệnh mắc phải các chứng liên quan đến máu và hồng cầu nên sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của máy đo đường huyết tại nhà. Trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta vẫn nên duy trì khám định kỳ tại bệnh viện để kiểm soát được tình trạng sức khỏe, không nên ngộ nhận về các thông số của máy đo đường huyết.

2.2 Không đảm bảo vệ sinh tay và dụng cụ đo đường huyết

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu vị trí lấy máu (đầu ngón tay) từng chạm vào một loại trái cây nào trước đó sẽ đều làm ảnh hưởng đến kết quả đo đường huyết.

Vì vậy, trước khi tiến hành đo đường huyết bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch. Cho dù tay bạn của bạn đang sạch vẫn nên cẩn trọng vệ sinh lại một lần nữa để giảm thiểu sai số của kết quả.

2.3 Sử dụng máy đo đường huyết sai cách.

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà như:

  • Que thử bị hỏng, hết hạn sử dụng; để ẩm mốc hoặc bỏ ra ngoài quá lâu mà chưa sử dụng.
  • Người dùng cố tình tạo áp lực lớn để ép máu từ đầu ngón tay ra que thử.
  • Lấy máu sai vị trí, thường người dùng lầm tưởng vị trí lấy mẫu máu là ở đầu ngon tay. Điều này hoàn toàn sai. vị trí lấy mẫu máu tốt nhất là cạnh đầu ngón tay.
  • Lấy không đủ máu mà thiết bị đo cần sử dụng.
  • Sử dụng cồn để vẹ sinh ngón tay, điều này sẽ làm loãng máu và khiến kết quả đo không chính xác.

2.4 Đo đường huyết quá sớm sau khi ăn

Sau khi ăn, cơ thể cần một khoảng thời gian từ 30 phút – 1 giờ để xử lý sự thay đổi của lượng đường huyết. Để đảm bảo kết quả đo chính xác, bạn nên thử sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ.

3. Cách sử dụng máy đo đường huyết chính xác nhất

Để đảm bảo được tính chính xác của máy đo đường huyết, bạn nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo sản phẩm. Đối với người bệnh, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.

Cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà thông thường sẽ gồm các bước thực hiện như sau:

3.1 Trước khi đo:

Một bộ phụ kiện dùng để đo đường huyết sẽ gồm: bút bắn kim, máy đo, hộp kim, hộp que thử.

  • Chuẩn bị kim: Lấy một đầu kim ra khỏi hộp đựng (đóng chặt nắp hộp ngay sau đó) lắp vào bút bắn kim và chọn mức độ bắn bằng cách xoay tròn đầu bút.
  • Chuẩn bị máy đo: Điều chỉnh lại ngày giờ và kiểm tra chắc chắn máy đã hoạt động bình thường. Trong trường hợp máy đo đường huyết báo lỗi E1 bạn cần để chúng cách xa các nguồn nhiễm điện từ và khởi động lại.
  • Chuẩn bị que thử: Lấy một que thử tiểu đường gắn vào khe cắm của máy đo (lưu ý: đóng lắp hộp đựng que thử ngay sau đó). Một số thiết bị đo sẽ cần nhập mã code còn một số máy sẽ tự động dò được mã code, chủ yếu bạn cần so sánh sao cho mã code hiển thị trên máy phải khớp với mã code trên hộp đựng que thử. Nếu sau khi cắm lỗi E2 máy đo đường huyết hiển thị trên màn hình, bạn chỉ cần tháo ra và cắm lại đúng cách.
  • Vệ sinh tay: Rửa tay thật sạch với nước và xà phòng, đặc biệt là đầu ngón tay cần lấy máu sau đó lau khô bằng khăn sạch.

3.2 Tiến hành đo đường huyết tại nhà:

Sau các bước chuẩn bị trên, bạn dùng bút bắn kim vào cạnh đầu ngón tay – vị trí mao mạch toàn phần (hoặc tùy máy có thể lấy tại tĩnh mạch). Ngay sau khi có máy chảy ra, đặt que thử theo hướng vuông góc và chạm nhẹ vào mẫu máu cho đến khi máy phát tiếng báo đã lấy đủ lượng mẫu thử cần dùng.

Trong trường hợp máu ra ít quá, bạn cần điều chỉnh lại độ sâu của kim và thực hiện lại các thao tác từ đầu. Thông thường thời gian trả kết quả sẽ kéo dài từ 5 – 10 giây, kết quả sẽ được báo trên màn hình. Đơn vị đo đường huyết có thể hiển thị với đơn vị là mmol/L hoặc mg/dL.

Sau khi đo xong, bạn cần sát trùng lại bị trí lấy máu bằng bông tẩm cồn. Vất bỏ que thử và mũi kim đã sử dụng vào thùng rác.

Lưu ý: Que thử cần được gắn vào máy trước rồi mới tiến hành chấm máu, không nên tháo rời que thử ra khỏi máy hoặc nhỏ máu lên que thử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987.014.436